Lưu Ý Và Định Hướng Xây Nhà Ở Kết Hợp Kinh Doanh Đạt Hiệu Quả Cao
Nhu cầu xây dựng nhà ở kết hợp kinh doanh trong những năm gần đây đang tăng cao bởi những lợi ích mà nó mang lại.
Mẫu thiết kế nhà đa chức năng này sẽ giúp gia chủ đồng thời giải quyết hai vấn đề là:
- Thứ nhất là chỗ để ở
- Thứ 2, có mặt tiền để buôn bán, kinh doanh cho gia đình
Khai thác triệt để lợi ích của những căn nhà có mặt tiền ở các con đường lớn.
Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả kinh doanh của nhà ở kết hợp với kinh doanh; chủ đầu tư cần có định hướng xây dựng đúng đắn ngay từ quá trình lên ý tưởng và thiết kế kiến trúc nhà ở.
Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình xây nhà để cân bằng cho hai khu vực chức năng của ngôi nhà; đồng thời tối đa hiệu quả kinh doanh với chi phí tiết kiệm nhất.
Tối ưu hiệu quả kinh doanh của nhà ở kết hợp kinh doanh như thế nào?
Bởi công trình được xây dựng với mục đích kinh doanh nên chủ đầu tư không thể tùy tiện xây dựng mà cần có định hướng chính xác ngay từ đầu.
-
Vị trí xây dựng
Vị trí kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động buôn bán, kinh doanh.
Cụ thể, chủ đầu tư nên chọn những mảnh đất nằm ở vị trí mặt đường, mặt ngõ rộng rãi; hoặc tốt hơn là ngôi nhà nằm ở các giao lộ ngã 3, ngã tư.
Đây là những địa điểm có giao thông thuận lợi, đông người qua lại.
Ngôi nhà nằm ở những vị trí này sẽ vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi; vừa giúp thu hút thêm sự chú ý và quan tâm của khách hàng mới – những người thường di chuyển qua các cung đường này.
- Tính chất công trình
Thông thường khu vực kinh doanh sẽ được bố trí ở tầng trệt và lầu 1 của ngôi nhà.
Vì vậy diện tích của mảnh đất và diện tích sàn không thể quá chật hẹp.
Ngoài nhà phố thì chủ đầu tư cũng có thể chọn loại hình biệt thự phố/ biệt thự nhà vườn để làm nhà ở kết hợp kinh doanh.
-
Kết cấu, quy mô
Công trình sẽ phải xây từ 2 tầng trở lên để đảm bảo vừa có không gian sinh hoạt cho gia đình, vừa có không gian để kinh doanh.
Tùy vào mục đích kinh doanh (cho thuê, buôn bán,..) mà chủ nhà lựa chọn số tầng xây dựng phù hợp với kinh tế.
Ngoài ra, nếu gia chủ có ý định dành tầng trệt để kinh doanh thì nên chú ý xây dựng thêm tầng hầm hoặc bán hầm, gara để xe cho nhân viên làm việc và khách hàng tới tòa nhà.
4 yếu tố cần lưu ý khi xây nhà ở kết hợp kinh doanh
- Yếu tố an ninh
An ninh là một trong những yếu tố hàng đầu mà các chủ đầu tư cần chú ý khi xây dựng nhà phố.
Đặc biệt nếu công trình của bạn kết hợp với hoạt động kinh doanh, buôn bán thì càng dễ thu hút sự chú ý của những kẻ có mục đích xấu.
Để nâng cao hiệu quả an ninh của ngôi nhà, gia chủ nên chú ý đầu tư vào hệ thống cửa sổ và cửa chính ngôi nhà.
Bạn có thể kết hợp cửa sắt và cửa kính để tạo 2 lớp bảo vệ cho ngôi nhà.
Việc lắp đặt hệ thống camera cũng nên được cân nhắc trong trường hợp này.
Chúng sẽ giúp bạn giám sát và ghi hình những khu vực góc khuất, hiếm có người ra vào để hạn chế những rủi ro trộm cắp, cướp bóc.
Ngoài ra, nếu bạn kinh doanh các loại hình đặc thù, dễ gây cháy nổ như may mặc, mở quán ăn thì nên trang bị các biện pháp phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn.
-
Xác định loại hình kinh doanh
Bạn cần xác định loại hình kinh doanh để bố trí sắp xếp các vật dụng cho phù hợp.
Với những mảnh đất có diện tích lớn thì bạn hoàn toàn có thể tự do mở quán ăn hay các shop quần áo đều được.
Còn với những ngôi nhà có diện tích nhỏ thì bạn cần sắp xếp đồ đạc hợp lý để tối ưu diện tích sử dụng.
Ngoài ra, tùy thuộc vào loại hình kinh doanh mà bạn phải chuẩn bị các giấy tờ pháp lý cho phù hợp.
Nếu bạn buôn bán các mặt hàng tạp hóa bình thường thì chỉ cần xin cấp giấy phép kinh doanh cho cửa hàng.
Còn nếu bạn mở phòng khám hoặc hiệu thuốc thì cần có thêm giấy phép hành nghề để tránh những rủi ro về pháp lý.
- Đảm bảo sự riêng tư cho gia đình
Chắc chắn không gia chủ nào muốn hoạt động kinh doanh ảnh hưởng tới sinh hoạt riêng tư của các thành viên trong gia đình.
Chính vì vậy, khi thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh, bạn nên thi công các khu vực tiếp khách và công trình phụ riêng cho nhân viên và khách hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các tường bao, tiểu cảnh, vách ngăn để che chắn, tạo không gian sinh hoạt riêng cho gia đình.
Thiết kế cầu thang bên ngoài dành riêng cho các thành viên cũng là ý tưởng mà bạn có thể áp dụng trong trường hợp này.
- Tính thẩm mỹ của ngôi nhà
Tính thẩm mỹ là yếu tố cuối cùng mà bạn cần chú ý trong quá trình lên ý tưởng và thiết kế công trình nhà ở kết hợp kinh doanh.
Với những nhà phố thông thường, gia chủ có thể tự do thiết kế ngôi nhà theo sở thích và thẩm mỹ riêng.
Tuy nhiên nếu kết hợp với mục đích kinh doanh, ngôi nhà cần có mặt tiền cuốn hút, sạch sẽ để tạo ấn tượng và thu hút khách hàng.
Gia chủ có thể bố trí hệ thống chiếu sáng, đèn nháy, biển hiệu,.. bắt mắt cho ngôi nhà.
Nếu chủ đầu tư có nhu cầu thiết kế và thi công nhà ở kết hợp kinh doanh thì hãy liên hệ theo thông tin dưới đây để được Luxy Home tư vấn chi tiết nhất.
Với đội ngũ cai – thợ và kỹ sư giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, có trách nhiệm, chúng tôi tự tin sẽ mang tới cho bạn công trình chất lượng và thẩm mỹ nhất.
Xem thêm các tin khác:
>>>> LUXY HOME chính thức phân phối dự án Wyndham Garden Sonasea Vân Đồn – CEO Group
>>>> BẮT NHỊP XU HƯỚNG MÀU SẮC NỘI THẤT NĂM 2022 CHO THIẾT KẾ NHÀ Ở
Thông tin chi tiết xin liên hệ:
Trang web : www.luxyhome.com.vn
Facebook: LUXY HOME
Address: Số 93 – Huỳnh Thúc Kháng, P. Hồng Hà, TP. Hạ Long, Quảng Ninh